Hợp tác xã nông nghiệp An Tiến (huyện Mỹ Đức) đưa cơ giới hóa vào sản xuất nhằm giảm chi phí đầu tư sản xuất cho bà con nông dân

22/06/2023
Những năm qua, bà con nông dân xã An Tiến ( huyện Mỹ Đức) vẫn thực hiện sản xuất lúa theo phương pháp truyền thống bằng thủ công.

 

Các đồng chí lãnh đạo xã An Tiến ( huyện Mỹ Đức) thăm quan thí điểm mô hình phun thuốc mạ của xã AnTiến bằng thiết bị tự động hóa

Qua thực tế, phương thức cấy lúa truyền thống này bộc lộ nhiều bất cập như: chi phí cho một công lao động đắt đỏ, làm tăng chi phí đầu tư sản xuất khiến cho nguồn thu trên một đơn vị diện tích bị giảm. Để khắc phục hạn chế này thì việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp là một giải pháp hữu hiệu, góp phần giảm chi phí đầu tư sản xuất, tăng giá trị thu nhập trên 1 ha canh tác.

Vụ mùa năm 2023 này, HTXNN An Tiến ( huyện Mỹ Đức) có kế hoạch hiệp cấy 361,97 ha, trong đó, cơ cấu giống lúa lai 190,3ha, lúa chất lượng cao 50,4 ha; lúa thuần mới 15,1 ha; lúa VRN20 là 50,2 ha; lúa khang dân 30,2 ha; lúa nếp và các giống khác 25,77 ha.

Để giành một vụ mùa thắng lợi và tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, vụ mùa này, Hợp tác xã nông nghiệp ( HTXNN) An Tiến đã đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp với mô hình cấy lúa bằng máy vào thử nghiệm với diện tích 20ha tại cánh đồng Ao Gáo và Đồng Mọi thôn Phú Duy ( xã An Tiến) và đưa ứng dụng phun thuốc trừ sâu cho mạ bằng thiết bị máy bay phun thuốc tự động với diện tích 10ha.

Theo ông Nguyễn Văn Chung - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm giám đốc HTX NN An Tiến cho biết, điểm mới ở vụ mùa này, HTX NN chúng tôi đưa vào thí điểm mô hình mạ khay, máy cấy và mô hình phun thuốc mạ bằng máy. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp bà con nông dân giảm chi phí đầu tư sản xuất và đặc biệt hơn là giúp bà con nông dân đỡ vất vả khi phải đi cấy trong thời tiết nắng nóng của mùa hè. Bởi hiện nay, công cấy bằng máy đối với 1 sào Bắc bộ giao động khoảng 250 000đ – 300 000đ/ 1 m2, trong khi đó, bà con cấy theo phương pháp truyền thống phải mất 450 000đ/ sào – 500 000đ/ sào. Như vậy, việc đưa mô cấy lúa bằng máy và đưa cơ giới hóa khâu phun thuốc cho mạ sẽ giảm được chi phí sản xuất cho bà con nông dân. Nếu vụ này cấy máy thành công, tiến tới các vụ sau, HTX sẽ nhân rộng phương pháp lúa bằng máy ra các diện tích khác trên địa bàn xã để giúp bà con nông dân nhàn hạ hơn khi vào vụ cấy”.

 

           HTX nông nghiệp xã An Tiến đưa mô hình mạ khay – máy cấy vào sản xuất lúa vụ mùa năm 2023

Có thể nói, việc đưa mô hình mạ khay máy cấy thành công sẽ góp phần làm thay đổi nhận thức của nông dân trong việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích.

Thu An – Hữu Khánh  

 

THÔNG BÁO

Video